Tư vấn mua xe cũ : Xem xét những bộ phận bên ngoài

Nhìn thấy cái xe lạ, ai chẳng háo hức nhảy vào ngồi sau tay lái, và quay tròn vô lăng cho chiếc xe vọt đi. Thế nhưng, đừng quên mục đích của chúng ta là tìm mua một cái xe tốt

Những dấu hiệu bên ngoài có thể nhận xét được bằng con mắt không chuyên môn. Tuy vậy, chúng rất hữu ích, và trong nhiều trường hợp có thể giúp chúng ta khám phá ra ngay những khuyết điểm để dùng làm “khí giới” khi thương lượng, hoặc thậm chí một trục trặc trầm trọng nào đó giúp chúng ta quyết định gạch tên “thí sinh ngay” để khỏi mất công mất giờ suy nghĩ về sau.

Dấu hiệu rỉ sét
Mặc dầu đã có nhiều phát kiến mới về kỹ thuật, các nhà sản xuất xe hơi hiện chưa hoàn toàn khắc phục được hiện tượng hoen rỉ mà cho đến nay vẫn còn là một trong những kẻ thù lớn nhất của chiếc xe. Những dấu hiệu này ai cũng có thể khám phá được, chỉ cần một chút tỉ mỉ quan sát. Mặc dầu chỉ ảnh hưởng ngoại hình, rỉ sét là những khuyết điểm khá tốn kém khi sửa chữa và gần như không bao giờ có thể phục hồi được nguyên trạng.

Bắt đầu từ dưới gầm
Khởi sự xem xét, chúng ta bắt đầu từ dưới gầm xe. Dùng đèn bấm săm soi tấm kim loại tạo thành sàn xe và đường viền chạy quanh khung xe. Cố ý tìm sự hiện diện của những nốt hoen rỉ. Nếu thấy một phần nào đó sáng hơn hoặc nước sơn sáng hơn các phần còn lại của chiếc xe, thì đó là dấu hiệu dàn đồng đã được sửa chữa. Nhớ lại xem chủ nhân chiếc xe có tiết lộ về một tai nạn nào đã xảy ra cho chiếc xe không?

Vẫn từ dưới gầm xe, nhìn vào các hốc đựng bánh xe để tìm dấu rỉ sét. Tìm các vết dầu nhớt rỉ xuống loang ra trên sàn nhà hoặc trên sân. Kiểm tra ống bô và hệ thống thoát khí xem có chỗ nào mục rỉ hay không.

Bánh xe
Bốn cái bánh xe là nơi tiết lộ khá nhiều chi tiết về cách thức chủ nhân lái xe và săn sóc chiếc xe ra sao. Bạn có thể để ý các dấu hiệu sau đây:

Tình trạng hao mòn tổng quát của bánh xe: Bánh xe còn đủ đường ren để an toàn bám đường, hay đã sói nhẵn chẳng mấy chốc phải thay bánh mới? Có thể lấy đồng cạch 1 xu (màu đồng đỏ, có hình Tổng Thống Abraham Lincoln), mặt tổng thống quay về phía bạn, rồi dộng ngược đầu xu vào rãnh lốp. Nếu bạn còn nhìn thấy đầu ông tổng thống, thì đó là dấu hiệu vỏ xe đã mòn nhiều. Nếu đầu ông tổng thống chìm sâu vào khe rãnh, có nghĩa là vỏ lốp vẫn còn có thể xài được ít lâu nữa. Lập lại cái thí nghiệm này với cả 4 vỏ lốp. Ðơn giản vậy thôi, cứ theo dấu hiệu của cái đầu ông tổng thống là được.

Vỏ lốp không mòn đều: Lốp có mòn đều từ thành bên này sang thành bên kia không? Cũng dùng đồng xu và đầu ông tổng thống để thử độ sâu của các rãnh trên vỏ lốp. Vỏ phải mòn đều ở 2 bên. Nếu không, có nghĩa là chiếc xe có thể đã bị tai nạn hoặc dàn bánh không cân.

Dấu hiệu không ăn khớp: Ðồng hồ cây số có chỉ số Mileage (số dặm đường xe đã lăn bánh) thấp mà 4 bánh sao lại mòn vẹt? Bạn có cắt nghĩa được tại sao không? Có thể đồng hồ cây số (odometer) không chính xác? Hay là người chủ xe cố tình thay bánh cũ vào chiếc xe? Vặn ngược đồng hồ cây số là một hình tội, còn thay vỏ cũ vào, lấy vỏ mới ra thì đâu có phải là tội lỗi gì! Nhưng chúng ta cần tìm hiểu nguyên do tại sao lại có sự bất tương xứng ấy. Cũng thế, cần phải đặt dấu hỏi nếu đồng hồ chỉ số Mileage cao mà bốn bánh lại còn mới! Có thể là chủ xe mới thay lốp? Thay cả 4 lốp xe là trường hợp ít xảy ra. Thường thì người ta chỉ thay từng 2 bánh một. Nếu quan sát được những trường hợp bất thường đó, nên hỏi lại chủ xe, và quan sát cách thức đương sự trả lời ra sao. Người Mỹ có câu “It doesn't hurt to ask” (Cứ hỏi, mất mát gì đâu mà sợ!) để khuyến khích chúng ta lên tiếng trong mọi trường hợp.

Ði vòng quanh xe
Ði chậm chậm vòng quanh chiếc xe để quan sát. Ðặc biệt để ý truy tìm chỗ rỉ sét, chỗ móp trầyà Mở nắp máy (hood), nắp thùng (trunk), các cánh cửa, cửa sổà xem mở ra đóng vào có khít không. Ðiều cần thiết là chúng phải che kín mọi khe hở và nằm trên một mặt bằng. Nếu mui xe có thể trương lên hoặc cuốn lại được (convertible), cần phải thử cửa sổ và cửa ra vào trong cả 2 tư thế: Lúc trương mui lên và lúc cuốn mui lại.

Lấy miếng nam châm ra (cỡ tấm danh thiếp là tốt nhất). Áp nó vào một vài điểm chính trên dàn đồng của xe. Miếng nam châm phải hút chặt vào dàn đồng. Bằng không, đó có thể là một trong các lý do sau đây:

1. Dàn đồng có thể đã được thay thế bằng Fiberglass, hoặc đã được sửa chữa bằng một chất liệu nào khác không phải kim loại nguyên thủy, như chất Bondo để lấp đầy những chỗ móp méo gây ra do tai nạn.

2. Chiếc xe làm bằng Fiberglass, chẳng hạn như Chevy Corvette. Hoặc miếng panel đó trên dàn đồng nguyên thủy không phải là kim loại.

Trong trường hợp thứ hai, do chất liệu chế tạo không hút nam châm, đó không phải là điều đáng ngại. Nhưng trong trường hợp thứ nhất, việc nam châm không dính là một dấu chỉ của sửa chữa sau tai nạn, buộc chúng ta phải hỏi thêm chủ nhân. Nếu không rõ xuất xứ, hoặc câu trả lời của chủ nhân không thỏa đáng, chúng ta có thể “say good-bye” và lên đường xem xe khác.

Lưu ý: Nên biết rằng trong các xe ngày nay, bộ phận bumper (thanh cản nhô ra ở đầu xe hoặc đuôi xe), cũng như những chấn song ở mũi xe - vốn là những nơi dễ bị thiệt hại hơn cả trong một vụ đụng chạm - đa số đều làm bằng mủ plastic, nên không hút dính nam châm. Ðó không phải là dấu hiệu tai nạn. Sau nữa, khi dùng nam châm, nên đặt một miếng giấy hoặc vải mỏng giữa nam châm và thành xe, để không gây trầy trụa trên nước sơn của xe.

Thùng xe
Kiểm tra thùng xe (trunk hoặc hatch, nếu là xe minivan, wagon pickup hoặc SUV). Lật thảm lên để tìm chỗ rỉ mục. Khoảng trống chứa hàng có đủ cho nhu cầu của bạn hay không? Bánh sơ cua (spare tire) có tốt, đủ hơi hay không? Mở nắp thùng có dễ không? Nắp thùng hay cửa đuôi (hatch lid) sau khi mở ra có trụ lại vững vàng không, hay đổ sập xuống trên đầu bạn? Dù nắp thùng có trụ lại chăng nữa, nhưng có dễ va vào đầu bạn không?
                                                                                                                                  "ST"
Previous
Next Post »