Những điều cần biết về túi khí xe hơi








 Tác dụng của túi khí là bảo vệ an toàn cho người ngồi trong xe, giảm được khả năng chấn thương do tai nạn giao thông, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thế, hãy kết hợp với dây đai an toàn và ngồi đúng tư thế cũng là cách để tránh tai bay vạ gió. 



Túi khí có 3 phần chính, gồm: túi chứa khí, bộ cảm biến va chạm và hệ thống tạo khí. Tại thời
điểm va chạm, bộ cảm biến có gắn máy đo gia tốc sẽ nhận biết mức độ tác động để kịp thời phản ứng, (hoặc không phản ứng), sau khi kích hoạt hệ thống bơm đầy khí nitrogen vào trong chiếc túi đang được gấp gọn gàng trong hộp chứa, túi khí căng phồng lập tức bung ra.Sau khoảng 7 giây, khí này sẽ từ từ thoát ra theo các lỗ rất nhỏ, túi khí xẹp xuống, người lái có thể thoát ra ngoài mà không bị mắc kẹt trong xe.Túi khí được nghiên cứu và sử dụng lần đầu tiên cho máy bay, trong giai đoạn Thế chiến II. Loại túi khí sản xuất hàng loạt trang bị cho xe ô tô chỉ bắt đầu xuất hiện từ thập kỉ 80. Năm 1998, Mỹ là một trong những nước đi tiên phong yêu cầu toàn bộ xe hơi đều phải có ít nhất hai túi khí dành cho lái xe và hành khách phía trước.Tác dụng của túi khí:- Giảm thiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người- Giảm các chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái, khách ngồi kế bên khi xe bị va chạm từ phía trước.

Nguyên lý hoạt động
 về cơ bản khá đơn giản: Bộ điều khiển điện tử sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến để xác định gia tốc giảm dần của xe. Khi bộ điều khiển nhận được tín hiệu gia tốc giảm dần đủ lớn, sẽ cung cấp dòng điện kích nổ túi khí ngay. Tốc độ nổ túi khí là rất nhanh (khoảng từ 10 đến 40 phần nghìn giây) nên sẽ tạo ra một túi đệm khí tránh cho phần đầu và ngực cửa hành khách va đập trực tiếp vào các phần cứng của xe. Rồi sau đó tự xì nhanh chóng để không làm kẹt hành khách trong xe. 

Hệ thống túi khí chưa kích hoạt (trái) và được kích hoạt (phải)

Túi khi được kích nổ phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản:
- Lực va đập của xe (gây nên gia tốc giảm dần của xe)
- Vùng và hướng va đập (điểm và hướng va chạm xuất phát đầu tiên)

Bởi vậy, ta không nên ngộ nhận rằng khi xe đã trang bị túi khí đều sẽ giúp tránh được thương vong trong bất cứ tai nạn ô tô nào.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Thình cho biết: “Không phải mọi va chạm đều làm bung túi khí. Để túi khí bung, mức giảm tốc của xe phải đủ lớn. Điều đó có nghĩa không phải va chạm nào cũng khiến túi khí kích hoạt. Vận tốc và mức độ va chạm không phải là thông số quyết định đến hoạt động của thiết bị này”.

Trên hầu các hãng xe, túi khí sẽ được kích nổ khi gia tốc giảm dần tối thiểu là 2G (G: gia tốc trọng trường) hoặc lực va đập tối thiểu tương đương với trường hợp xe đạt tốc độ khoảng 25 km/h va chạm trực diện vào bức tường bê tông cố định.


Trường hợp hạn chế bung túi khí trước
Ví dụ, khi phanh là giảm tốc (gia tốc giảm dần), xe chạy ở tốc độ 120 km/giờ, đạp phanh gấp cho xe dừng hẳn thì độ giảm tốc tối đa là 1,5 G, như vậy độ giảm tốc 2G để bung túi khí phải lớn hơn gia tốc giảm dần khi phanh gấp rất nhiều.

Do đó, trong một số trường hợp, sau khi bị tai nạn, vẻ ngoài xe trông bị hư hỏng rất nhiều nhưng túi khí không nổ vì gia tốc giảm dần của xe chưa đạt giới hạn cho phép để kích nổ túi khí. Tuy nhiên, trường hợp này, hệ thống dây đai an toàn đã đủ để giữ hành khách tránh khỏi những chấn thương nghiêm trọng.

Vì vậy, trong tất cả các hướng dẫn sử dụng của tất cả các hãng sản xuất xe đều yêu cầu hành khách luôn đeo dây đai an toàn khi ngồi trên xe. Đây cũng là luật lệ bắt buộc của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Như vậy, không phải xe được trang túi khí thì có nghĩa là sẽ bung khi xảy ra va chạm. Có một số điều kiện sẽ hạn chế bung túi khí, và một số trường hợp sẽ không bung túi khí.


Trường hợp không kích hoạt túi khí trước

Theo các chuyên gia, túi khí được làm bằng chất liệu nylon mềm, bơm đầy khí, nên có thể đủ sức gây nên những tai nạn nghiêm trọng. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, túi khí bung ra với tốc độ hơn 200 km/h. Với lực nén như vậy, túi khí hoàn toàn có thể khiến một người trưởng thành bị gãy xương.

Một sai lầm khác mà nhiều người mắc phải là để trẻ em, phụ nữ mang thai, người già đứng hay ngồi ở ghế trước, mà tốt nhất là nên ngồi ở hàng ghế sau. Và không nên ngồi đối diện với hộp túi khí, cả túi khí trước và túi khí bên, vì khi túi khí nổ, sẽ phản tác dụng.

Tuyệt đối không cho trẻ ngồi trong lòng mình, nhất là ghế trước, vì bất cứ lí do gì. Bởi khi xe phanh gấp, đổi hướng đột ngột, bạn cũng không thể giữ trẻ được.

Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa người ngồi với túi khí phải là 25 cm, nguy hiểm nhất là từ 5-8 cm tính từ ngực người lái hay hành khách phía trước tới chỗ đặt túi khí. Đồng thời, phải thường xuyên nhắc nhở hành khách trong xe không được xê dịch ghế gần hộp túi khí quá mức cần thiết; không gác chân, để các vật dụng lên trên hộp túi khí hoặc để vào khoảng không gian giữa túi khí và người ngồi.” Bà Lê Thị Hương Dịu, Công ty Toyota Việt Nam, nói.

"Nguồn sưu tầm"






Tags: An toàn bị động, hệ thống túi khí, tác dụng của túi khí trên ô tô, 
Previous
Next Post »